Giáo dục Qatar

Đại học Qatar, khu vực chínhĐại học Qatar, cảnh nhìn phía đông

Qatar thuê RAND Corporation của Hoa Kỳ để cải cách hệ thống giáo dục 12 năm của mình.[114] Thông qua Qatar Foundation, quốc gia này cho xây dựng Education City (thành phố giáo dục), tại đó có các chi nhánh địa phương của Học viện Y Weill Cornell, Trường Khoa học máy tính Carnegie Mellon, Trường Ngoại vụ Đại học Georgetown, Trường Báo chí Đại học Northwestern, Trường Công nghệ Đại học Texas A&M, Đại học Nghệ thuật Khối thịnh vượng chung Virginia và các học viện phương Tây khác.[114]

Tỷ lệ mù chữ tại Qatar là 3,1% đối với nam giới và 4,2% đối với nữ giới theo số liệu năm 2012, đây là mức thấp nhất trong thế giới Ả Rập, song đứng thứ 86 trên thế giới.[173] Các công dân được yêu cầu theo học tại cơ sở giáo dục công lập từ mầm non đến trung học.[174] Đại học Qatar được thành lập vào năm 1973, là cơ sở lâu năm nhất và lớn nhất toàn quốc về giáo dục bậc đại học.[175][176]

Trong tháng 11 năm 2002, Tiểu vương Hamad bin Khalifa Al Thani cho lập ra Hội đồng Giáo dục Tối cao.[177] Hội đồng chỉ đạo và quản lý giáo dục ở mọi độ tuổi từ mầm non đến đại học, bao gồm sáng kiến "Giáo dục cho thời đại mới" có mục đích định vị Qatar là một thủ lĩnh về cải cách giáo dục.[178][179] Theo Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới, các trường đại học hàng đầu trong nước là Đại học Qatar (thứ 1.881 trên toàn thế giới), Đại học Texas A&M tại Qatar (thứ 3.905) và Đại học Y khoa Weill Cornell ở Qatar (thứ 6.855).

Năm 2008, Qatar cho lập ra Công viên Khoa học & Kỹ thuật Qatar tại Education City nhằm liên kết các đại học này với ngành công nghiệp. Education City còn có trường tú tài quốc tế được công nhận hoàn toàn, Viện hàn lâm Qatar. Ngoài ra, hai cơ sở của Canada là Học viện North Atlantic (trụ sở tại Newfoundland và Labrador) và Đại học Calgary đã khánh thành khu học xá của họ tại Doha. Cũng có các đại học phi lợi nhuận khác lập khu học xá tại Doha.[180] Năm 2009, dưới sự bảo trợ của Sheikha Mozah Al Missned, Hội nghị thượng đỉnh đổi mới giáo dục thế giới (WISE) được tổ chức với mục đích chuyển đổi giáo dục thông qua đổi mới.

Năm 2012, Qatar được xếp hạng thứ ba từ dưới lên trong số 65 quốc gia OECD tham gia bài kiểm tra PISA về toán, đọc và kỹ năng cho trẻ em 15 và 16 tuổi, hơn Colombia hoặc Albania, mặc dù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong thế giới. Là một phần của chiến lược phát triển quốc gia, Qatar đã vạch ra kế hoạch chiến lược 10 năm để cải thiện trình độ giáo dục. Hơn nữa, chính phủ đã đưa ra các chương trình tiếp cận giáo dục, như Al-Bairaq. Al-Bairaq được ra mắt vào năm 2010 nhằm mục đích cung cấp cho học sinh trung học cơ hội trải nghiệm môi trường nghiên cứu tại Trung tâm Vật liệu tiên tiến tại Đại học Qatar. Chương trình bao gồm các ngôn ngữ và ngành STEM.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Qatar http://www.thenational.ae/sport/football/qatar-wou... http://www.foxsports.com.au/football/asian-cup/fox... http://www.canadainternational.gc.ca/qatar/bilater... http://dohanews.co/everything-you-need-to-know-abo... http://dohanews.co/un-ranks-qatar-highest-among-ar... http://www.algemeiner.com/2014/07/28/gaza-conflict... http://www.aljazeera.com/sport/2010/04/20104241840... http://www.bbc.com/news/world-middle-east-13229852 http://www.bbc.com/news/world-middle-east-17192278 http://www.berryreview.com/2013/11/06/quatar-holdi...